3 Tháng Mười Hai, 2024
Ăn chay có tốt không

Ăn chay có tốt không? Những lợi ích và tác hại của việc ăn chay

Ăn chay có tốt không? Đây là thắc mắc của nhiều người quan tâm đến chế độ ăn uống này. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tham khảo nhanh các mục chính

1. Ăn chay là gì?

Ăn chay được hiểu là một phương pháp ăn uống lành mạnh và cân bằng. Thực đơn chính là các loại rau củ, hạt, trái cây và các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Đồng thời loại bỏ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và các sản phẩm thu được từ quá trình giết mổ.

Theo quan điểm của Phật giáo, có hai hình thức đó là ăn chay trường và ăn chay kỳ.

+ Ăn chay kỳ: Đây là hình thức khởi sự ăn chay, dung hòa với điều kiện của mình dựa theo những ngày nhất định trong tháng hoặc trong năm tùy theo mỗi người tự đặt ra.

+ Ăn chay trường: Đây là hình thức ăn lạt kéo dài liên tục và có thể là suốt đời. Khi thực hiện hình thức này, người ăn chay không áp dụng xen kẽ với những bữa ăn mặn mà loại bỏ hoàn toàn sản phẩm từ thịt, động vật.

Ăn chay có tốt không
Ăn chay có tốt không? Những lợi ích và tác hại của việc ăn chay

2. Ăn chay có tốt không?

Để trả lời câu hỏi ăn chay có tốt cho sức khỏe không, các bạn có thể tham khảo những lợi ích và hạn chế của việc ăn chay dưới đây.

Những lợi ích của việc ăn chay

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch 

Hầu hết các loại thực vật đều không có cholesterol và chất béo bão hòa. Do đó, tỉ lệ cholesterol trong máu của những người ăn chay thường thấp hơn so với người ăn thức ăn động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu giảm lượng cholesterol trong máu xuống 10% thì nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành sẽ giảm đến 30%.

Hỗ trợ giảm cân

Giảm cân có thể được xem như kết quả trực tiếp của việc ăn chay hoặc ăn thuần chay. Bởi chế độ ăn này có xu hướng giảm dung nạp các loại chất béo vào cơ thể. Bên cạnh đó, các thực phẩm từ thực vật như rau củ quả có hàm lượng calo rất thấp, nhưng lại dễ gây no và chiếm nhiều chỗ trong dạ dày, từ đó giúp tránh ăn quá mức.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Chế độ ăn chay tập trung nhiều vào rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Những loại thực phẩm này về cơ bản có chỉ số đường huyết thấp, do đó sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng vọt đột biến ngay sau khi ăn.

Giảm nguy cơ bị ung thư

Thực đơn ăn chay chứa nhiều chất xơ và acid béo hòa tan, vì vậy người ăn chay ít mắc bệnh như ung thư miệng họng, tiền liệt tuyến, đặc biệt là đại tràng hơn người ăn mặn. Bên cạnh đó, chất xơ còn làm giảm sự thoái giáng acid mật sơ cấp thành thứ cấp – chất đã được chứng minh là gây ung thư đại tràng.

Giảm huyết áp 

Ăn chay có tác dụng làm hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bởi chế độ ăn chay chứa nhiều kali, phức hợp carbohydrates, chất béo không no, chất xơ, calcium, magnesium, vitamin A, vitamin C tất cả có ảnh hưởng tốt đến huyết áp.

Ít bị rối loạn tiêu hóa

Ăn nhiều rau củ và trái cây sẽ hạn chế tình trạng bị táo bón cũng như các bệnh đường ruột do chất xơ trong rau trái hút nhiều nước, dễ dàng cho việc đại tiện, đồng thời lại kéo theo chất cặn bã độc trong ruột già để thải ra ngoài.

Giảm triệu chứng bệnh về xương và khớp

Lợi ích của việc ăn chay là giảm các triệu chứng về viêm khớp. Đối với thoái hóa khớp, ăn chay trường có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, người ăn chay nên bổ sung nhiều estrogen thực vật và hoạt động thể lực thường xuyên để giúp phòng chống loãng xương.

Ăn chay có tốt không

Ăn chay có tốt không? Những lợi ích và tác hại của việc ăn chay

➤ Xem thêm: Cách chế 6 món ăn chay đơn giản tại nhà

3. Một số tác hại khi ăn chay kéo dài

Gây ra tình trạng thiếu máu

Việc sử dụng thực phẩm chay trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt. Do đó, người ăn chay cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng đặc biệt là kẽm, vitamin B12 giúp tái tạo máu như mận, dưa hấu, cam, nho, bưởi…

Suy nhược cơ thể

Những người bị suy nhược cơ thể đa phần là do ăn nhiều củ quả, ít cơm, tinh bột và hoàn toàn không ăn chất đạm. Điều này khiến năng lượng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt quá nhiều.

Ăn chay quá sớm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Các thực đơn ăn chay thường rất nghèo nàn về cholesterol. Mặc dù cholesterol có thể gây ra các bệnh về tim mạch nhưng chúng lại vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu ăn chay quá sớm, cơ thể sẽ thiếu các hormone này và ảnh hưởng đến quá trình dậy thì, khiến trẻ chậm phát triển. Ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, làm giảm ham muốn tình dục sau này.

4. Những điều cần lưu ý khi ăn chay

Ăn chay đúng cách

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn chay có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ khi bạn thực hiện đúng cách và không thay thế thịt bằng các sản phẩm chay giàu chất béo hoặc đã qua chế biến. Do đó, bạn nên ăn phong phú các loại trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời thay thế chất béo bão hoà và chất béo trans bằng chất béo tốt như dầu oliu, dầu canola…

Ăn chay phải đảm bảo dinh dưỡng

Dù bạn ăn chay theo chế độ nào thì cũng cần phải đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để phác thảo ra thực đơn ăn chay trong một vài ngày.

Tổng hợp

Rate this post

About The Author