29 Tháng Tư, 2024

Tìm hiểu thịt gà hợp với gì và kỵ với gì để không bị ngộ độc?

Trong các loại nhóm thịt thì thịt gà được biết đến là mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, món ăn nào cũng thế, cũng cần có sự kết hợp để mang lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu thịt gà hợp với gì và kỵ với gì để không bị ngộ độc qua bài viết dưới đây.

Tham khảo nhanh các mục chính

Thịt gà hợp với gì?

Hạt dẻ

Hạt dẻ là thực phẩm bạn hoàn toàn có thể kết hợp cùng. Đây là món ăn có khả năng giúp cho cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt hơn, hỗ trợ tạo ra hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu diễn ra.

Kỷ tử

Thit-ga-hop-ky-tu
Thịt gà hợp kỳ tử

Xem ngay: 100g thịt gà bao nhiêu protein để biết con số thực tế

Kỷ tử chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường nội tiết tố và hệ miễn dịch được khỏe mạnh.

Bạn có thể hầm thịt gà chung với kỷ tử cùng một số loại thảo mộc, có tác dụng bồi bổ khí huyết cũng như mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Cải ngồng

Việc kết hợp cải ngồng với thịt gà rất tốt cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, khi kết hợp thực phẩm này thì cơ thể bạn sẽ được hỗ trợ tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt và bồi bổ tráng dương.

Rượu trắng

Trong một số công thức chế biến, rượu trắng giúp cho món ăn có hương vị đặc biệt hơn, nhất là khử được mùi tanh hôi của thực phẩm tươi sống như hải sản và thịt.

Khi kết hợp, rượu trắng với thịt gà có tác dụng làm thông kinh mạch và bồi bổ khí huyết, nhờ đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và chóng mặt.

Trái cây họ cam, quýt

Sau khi dùng các món từ thịt gà, bạn có thể tráng miệng bằng các loại trái cây thuộc họ cam, quýt – vì đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, đạm lại chứa rất nhiều trong thịt gà.

Nói một cách khác, sự kết hợp giữa hai thực phẩm này sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo diễn ra nhanh hơn, từ đó giảm bệnh béo phì và tăng cân ngoài ý muốn.

Thịt gà kỵ với gì?

Ngoài những thực phẩm hợp thì cũng có những thức ăn kiêng kỵ với thịt gà và sẽ gây ngộ độc.

Muối vừng và rau thơm

Theo Đông y, thịt gà có tác dụng trừ phong (nổi tiếng với món gà hầm chung các loại thảo dược như hải sâm, nhãn nhục, táo tàu,…) nhưng muối vừng (còn gọi là muối mè) có tác dụng dưỡng huyết khu phong. Ngoài ra, thịt gà có tính ôn, trong khi rau thơm có tính nóng.

Vì thế, bạn không nên kết hợp thịt gà với muối vừng và rau thơm dễ gây ra hiện tượng chóng mặt và cảm giác run rẩy toàn thân. Bạn có thể nấu nước cam thảo để uống để khắc phục triệu chứng này.

Tôm

Tuy cả tôm và thịt gà đều có tính ôn, vị ngọt nhưng nếu được kết hợp với nhau dễ gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy hơi ở những người nhạy cảm.

Thậm chí, về lâu dài, sự kết hợp giữa hai thực phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến lá lách và dạ dày, từ đó khiến chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm.

Rau kinh giới

Thit-ga-ky-rau-kinh-gioi
Thịt gà kỵ rau kinh giới

Click ngay: ăn thịt gà có bị sẹo lồi không để biết câu trả lời chính xác

Rau kinh giới là một trong những loại rau gia vị quen thuộc trong rau sống khi ăn kèm với một số món nước và bánh khọt, bánh xèo. Theo Đông y, rau kinh giới có tính cay nóng nên cần kiêng với những thực phẩm có tính động phong hỏa như tôm, cua,… và gồm luôn cả thịt gà.

Cụ thể, xuất hiện triệu chứng phong ngứa trên cơ thể nếu như bạn kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.

Cá chép

Thịt gà có tính ôn, trái lại cá chép có tính hàn. Nếu bạn kết hợp việc dùng 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra mụn nhọt, gây cảm giác không ngon miệng trong bữa ăn, làm ảnh hưởng chung về mặt sức khỏe.

Cá diếc

Cá diếc có vị ngọt, tính bình không nên kết hợp chung với thịt gà có tính ôn. Ngoài ra, cả 2 thực phẩm này đều chứa nhiều enzyme và axit amin, nên khi kết hợp chung có thể sẽ gây ra phản ứng hóa học, sinh ra một số hợp chất bất lợi cho sức khỏe.

Trên đây là thịt gà hợp với gì và kỵ với gì để không bị ngộ độc. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post

About The Author